Các bạn biết gì không, Tiền Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc; là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tiền Giang là một điểm du lịch quá hợp lý với những ai muốn có một chuyến du lịch sau những ngày dài mệt mỏi, được trải nghiệm những cảm giác ngày xưa và mang đậm chất vùng sông nước. Vậy thì với những ai chưa từng đến miền sông nước, trải nghiệm tại vùng quê này thì hãy đặt vé và đến ngay đây nào. Địa điểm du lịch Tiền Giang có gì hấp dẫn du khách? Đến Tiền Giang nên tham quan điểm du lịch nào? Hãy cùng Chiasemonngon điểm qua những điểm du lịch Tiền Giang nổi tiếng nhé.
Còn bây giờ thì, cùng bắt đầu tìm hiểu địa điểm du lịch Tiền Giang nào.
1. Chùa Vĩnh Tràng (Chùa Vĩnh Trường)
Nếu ai đã từng đi đến nơi này thì không thể nào không nhắc đến chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường. Đây chính xác là một ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tiền Giang, miền Tây với phong cách thiết kế kiến trúc Đông – Tây kết hợp tuyệt hảo, hài hòa.
Đặc điểm nổi bật của chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường, một ngôi chùa được sắp xếp vào “một những ngôi chùa có phong cách kiến trúc, nghệ thuật tuyệt hảo nhất miền Tây Nam Bộ”.
Đầu tiên khi nói về ngôi chùa này, chúng ta phải nhắc lại những ghi chép từ sách Phật giáo Tiền Giang – Lược sử và những ngôi chùa (Hòa thượng Thích Huệ Thông, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) thì chùa được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX để tu tập tại gia. Trải qua khoảng thời gian hơn 100 năm mưa nắng, thường xuyên mở rộng, trùng tù bởi nhiều đời trụ trì, chùa đến này là một ngôi tự lớn với điểm nhấn phong cách kiến trúc Đông – Tây kết hợp với rất nhiều gồm Pháp, Mã Lai, Thái, Miên và Chàm. Mọi người đã từng đến nơi này có thể nhận xét cách thức bố trí và phong cách kết hợp với rất nhiều kiến trúc cổ xưa khác nhau thật sự là chưa từng nhìn thấy, ai đã từng đi qua cũng phải ngước nhìn và trầm trồ.
Điều thứ 2 về ngôi chùa này chính là chùa Vĩnh Tràng nổi tiếng là nơi sở hữu nhưng pho tượng phật được tạo tác bằng gỗ quý, đồng, đặc biệt là ba pho tượng Bồ tát đứng cao hơn 24m, Phật thích ca niết bàn dài gần 20m và tượng Di Lặc ngồi cao gần 20m.
Nơi đây cho du khách có cảm giác thanh tịnh, yên bình khi vừa bước chân vào cửa chùa. Ngôi chùa đã được nhiều lần trùng tu qua khoảng thời gian thấm thoát 200 năm, sửa chữa để hôm nay trở thành một ngôi đại tự nguy nga, lộng lẫy. Đặc biệt công trình này tạo một dấu ấn riêng biệt có một không hai khi cùng lúc hội tụ 5 lối kiến trúc gồm Pháp, La Mã, Chàm, Thái, Miên . Điều đặc biệt nhất của chùa Vĩnh Tràng là nơi sở hữu nhiều bộ tượng phật quý giá được khắc bằng đá quý, đồng và gỗ.
Theo lịch sử ghi chép lại, chùa nguyên thủy là tổ đình Vĩnh Tràng thuộc dòng Lâm Tế –Trí Huệ được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên chùa có tên là Vĩnh Tràng, về sau chùa được đổi tên là Vĩnh Trường (tên gọi theo ngụ ý câu thơ “Vĩnh cửu đối sơn hà – Trường tồn tề thiên địa” khi Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở Giác Lâm (Gia Định) về đây trụ trì năm 1849 và cho xây dựng lại ngôi đại tự mới.
Một chút thông tin để các bạn tới đây tham quan:
+Địa chỉ: Chùa Vĩnh Tràng – đường Nguyễn Trung Trực – phường 8 – thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.
+Giá vé tham quan: miễn phí.
+Thời gian mở cửa: 7h30 – 18h00 hàng ngày.
2. Chợ nổi Cái Bè
Địa điểm không nên bỏ qua khi tham quan Tiền Giang
Hầu như tất cả mọi người khi nhắc đến Tiền Giang ai ai cũng biết đến chợ Cái Bè, ai đến Tiền Giang mà chưa một lần đi đến chợ nổi Cái Bè thì quả là một sự lãng phí. Chợ nằm trên con sông Tiền rộng lớn giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ Cái Bè khác với những chợ nổi miền Tây khác, chợ luôn họp từ tờ mờ sáng đến tối khuya. Mọi khách du lịch có thể thoải mái tìm đến trải nghiệm sông nước tại chợ ở bất kì thời điểm nào trong ngày.
Chợ Cái Bè là đầu mối trung truyển hàng hóa, giao lưu buôn bán của tỉnh, du khách còn thích đến nơi đây bởi Chợ Cái Bè còn lưu giữ truyền thống nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động của người dân Tiền Giang. Tỉnh Tiền Giang hiếm có địa điểm du lịch nào lại có thể nhộn nhịp tiếng cười nói từ sáng sớm tinh mơ, cho phép khách tham quan trải nghiệm ẩm thực miền Tây trực tiếp như chợ Nổi.
Địa chỉ: huyện Cái Bè, cù lao Tân Phong, Tiền Giang
3. Cồn Thới Sơn (Cù Lao Thới Sơn)
Cồn Thới Sơn hay còn có tên gọi khác là cồn Phụng, cù lao Phụng hoặc cù lao Thới Sơn. Một trong bốn cù lao “Long – Lân – Quy – Phụng” nổi tiếng của miền Tây nói chung và Tiền Giang, Bến Tre nói riêng.
Đặc điểm nổi bật ở Cồn Thới Sơn chính là nơi lý tưởng để du khách hòa mình trong không gian xanh thoáng mát với hàng chục vườn trái cây ăn quả có mùi hương rất đậm đà, ngọt ngào; đặc biệt các bạn còn trải nghiệm tìm hiểu cuộc sống con người miền Tây ho những kênh rạch chằng chịt hay các làng nghề truyền thống lâu đời. Đặc biệt, tại đây du khách được thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào cuối năm 2013.
Không chỉ có cây ăn quả hay đặc sản tại đây mà các bạn đến để vui chơi và khám phá tại cù lao Thới Sơn cũng rất là hay ho. Du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị mà người dân miền Tây vẫn làm trong cuộc sống đồng án hàng ngày, cùng với đó là thưởng thức nhiều món đặc sản, ẩm thực nổi tiếng của đất Mỹ Tho.
Gửi các bạn thông tin của Cồn Thới Sơn
+ Địa chỉ: Cồn Thới Sơn – xã Thới Sơn – thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.
+Chi tiết dịch vụ: mua tour tại bến tàu 30 tháng 4
Cũng như các cồn Long – Quy – Phụng, cồn Thới Sơn là nơi hòa mình vào không gian văn hóa sông nước miệt vườn. Ở đây có những đặc trưng rất đỗi quen thuộc, các bạn đến nơi đây có thể thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”; trải nghiệm đò xuồng chèo ba lá trên những kênh rạch; đi thuyền ngoạn cảnh thiên nhiên; trải nghiệm một ngày làm nông dân với việc tát mương bắt cá; tham quan cơ sở làm hủ tiếu truyền thống, nuôi ong lấy mật; tham quan vườn trái cây, khám phá ẩm thực ….Nếu các bạn muốn trải nghiệm những việc mình chưa từng làm thì hãy thử ngay nhé.
4. Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho
Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho (giáo phận Mỹ Tho) được khởi công xây dựng ngày 11 tháng 8 năm 1906 bởi linh mục Régnier (Gẫm) tại vị trí đại lộ Bourdais (nay là đại lộ Hùng Vương). Đây là nhà thờ công giáo thứ ba sau nhà thờ đầu tiên do thánh Phanxicô Xaviê cùng các linh mục thừa sai dựng nên trước năm 1866; và nhà thờ Vĩnh Tường được Giám mục Miche cho xây dựng vào năm 1866.
Điểm đặc biệt của nhà thờ chính tòa Mỹ Tho này là quy mô không gian rộng lớn thoáng đãng cùng phong cách kiến trúc theo lối Hy Lạp – Rôma thời Phục Hưng.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đồng thời tổ chức lại các giáo phận cũ và mới, trong đó có việc thiết lập Giáo phận Mỹ Tho tách ra từ Giáo phận Sài Gòn. Kể từ đây nhà thờ Mỹ Tho được nâng lên thành Nhà thờ chính tòa với tước hiệu “Đức Mẹ Vô Nhiễm”.
Dịp Năm Thánh 2000, Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cử hành Lễ Cung Hiến Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho và chọn ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm ngày lễ Bổn mạng thứ hai của Nhà thờ.
+ Địa chỉ Nhà thờ Mỹ Tho: 32 Hùng Vương – phường 7 – thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.
5. Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện trúc lâm Chánh Giác nằm tại ấp 1 (cách Quốc lộ 1A khoảng 20km, và cách đường Tràm Mù hơn 500 m) thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước; Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 4 năm 2012 (mùng 8 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Thìn) theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Sau khoảng thời gian thi công và hoàn thành trong 5 năm (2012 – 2016), thiền viện khánh thánh với nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ … với tổng diện tích hơn 47.000 mét vuông; khu nội viện có tổng diện tích gần 16.000 mét vuông bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.
Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương, đệ tử kiệt xuất nhất của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, người có công khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Địa chỉ: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – Ấp 1 – xã Thạnh Tân – huyện Tân Phước – tỉnh Tiền Giang
6. Chùa Linh Thứu
Nếu các bạn đã từng đến chùa Vĩnh Tràng thì không tội gì mà không đi tham quan thêm cả chùa Sắc tứ Linh Thứu, chắc chắn đây là nơi bạn phải đến một lần. Vốn dĩ nói vậy là vì đây là ngôi chùa có thâm niên lớn nhất trong số các ngôi chùa ở miền Tây. Đặc biệt, đây là ngôi chùa gắn liền với giai thoại vua Gia Long trong lúc trốn chạy nhà Tây Sơn.
Có câu:
“Sắc vua phong tặng bảng vàng.
Trang nghiêm Phật Pháp vẻ vang quê nhà”
Chuyện kể: Năm 1984, vua Quang Trung Nguyễn Huệ – vị anh hùng dân tộc sau khi đại thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm Xoài Mút. Chúa Nguyễn (tức Nguyễn Ánh) cùng tướng Nguyễn Huỳnh Đức thất trận bị quân Tây Sơn quay ráp tuy đuổi. Chúa tôi và tướng Nguyễn Huỳnh Đức chạy đến chùa Long Nguyên thì gặp thiền sư Nguyệt Hiện.
Chúa tôi trang phục như kẻ thường dân, không để rõ tung tích. Nhưng Thiền Sư Nguyệt Hiện là người thông minh, xem dung mạo cử chỉ xét tình thế hiện tại cũng đã thầm nghi đây là một đấng minh vương đang lâm vào cảnh hoạn nạn.
Vì ngày đêm chạy trốn khỏi sự truy đuổi, lại thêm chịu gió sương rơi nên Nguyễn Ánh phải chứng thương hàn, ăn ngủ không yên, tinh thần suy kém. May thay, sư trụ trì rất giỏi dược thảo, do tâm từ bi nên hết lòng điều trị. Vài hôm sau, Chúa Nguyễn Ánh vừa khỏe thì quân Tây Sơn đuổi đến ruồng bắt. Lạ thay! Cửa chùa lúc ấy nhện giăng cả lối vào, cảnh vật hoang vắng đìu hiu như từ lâu không người để chân đến vậy.
Trong chùa Chúa tôi hoảng hốt chưa biết nơi nào ẩn thân. Hòa Thượng Nguyệt Hiện sực nhớ Đại Hồng Chung trên Đại Điện, bảo Chúa vào đó lánh nạn. Quân Tây Sơn ập vào chùa lục soát, thấy mọi thứ vẫn bình thường nên bỏ đi.
Cơn kinh hải qua, Nguyễn Ánh ở lại chùa vài ngày dưỡng bệnh. Trong những ngày này, có giống chim linh cứ đậu chung quanh chùa kêu mãi. Hòa thượng đoán biết điềm chẳng lành nên bảo người khách lạ lánh đi nơi khác. Quả nhiên hôm sau quân Tây Sơn kéo đến lục soát chùa. Nguyễn Phúc Ánh may nhờ có chim linh mà được thoát nạn…
Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn ngôi chùa cũ cùng vị hòa thượng đã giúp đỡ, vua đã phong sắc tứ cho chùa.
Địa chỉ: Sắc tứ Linh Thứu – gần chợ Xoài Hột – xã Thạnh Phú – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
7. Vườn hoa Mãn Đình Hồng
Về khung cản của Vườn hoa Mãn Đình Hồng: có diện tích rộng khoảng 11.000 mét vuông được phân chia thành nhiều khu vực để trồng các loại hoa xen kẽ với nhau như hướng dương, hoa cải, mãn đình hồng, cosmos…. nhìn vô cùng thơ mộng. Chủ nhân của vườn hoa Mãn Đình Hồng này là chị Nguyễn Thị Phương Dung, một người với ý tưởng biến khu đất làm rẫy có hiệu quả kinh tế thấp thành một vườn hoa lộng lẫy, thơ mộng như bây giờ.
Đến tại vườn hoa, giá vé vào cổng là từ 20,000 – 30,000 vnđ/ người, du khách sẽ được đắm mình trong không gian rực rỡ của các loài hoa để săn những bức hình tuyệt đẹp cho bản thân mình.
Cho các bạn thông tin về vườn hoa Mãn Đình Hồng
Địa chỉ: Vườn hoa Mãn Đình Hồng – đường Trần Thị Điểu – ấp Phước Thuận – xã Phước Thịnh – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
Giá vé: 20,000 vnđ – 30,000 vnđ/ người.
Thời gian: 7h30 – 17h30 hàng ngày.
8. Khu di tích “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút”
Về địa lý thì khu di tích “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút” nằm bên bờ sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 12km về phía Tây và nằm trên tỉnh lộ 864 (xã Kim Sơn, huyện Châu Thành), là công trình kỷ niệm được xây dựng lên để ghi dấu chiến công chống ngoại xâm của nhân dân xứ Đàng Trong.
Công trình tạo điểm nhấn với các hạng mục như tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong tư thế rút gươm rất uy dũng được đúc bằng đồng nặng 20 tấn, cao hơn 8 mét; nhà trưng bày số 1: trưng bày dãy tranh ghép gốm và nhiều hiện vật có liên quan đến trận đánh;
Nhà trưng bày số 2: trưng bày bộ sưu tập hiện vật về Rạch Gầm – Xoài Mút, có khoảng 546 hiện vật lớn nhỏ bao gồm những phương tiện sử dụng và vũ khí của cả hai bên; Nhà cổ Nam Bộ: 3 gian, 2 chái, 48 cột gỗ căm xe, mái ngói âm dương, có diện tích 225 mét vuông. Trong nhà các vật dụng được xếp đặt nhằm tái hiện lại cuộc sống những người dân phú nông của đất Nam Bộ xưa
Địa chỉ: Khu di tích “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút” – tỉnh lộ 864 – xã Kim Sơn – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
9. Miệt vườn Cái Bè
Miệt vườn Cái Bè nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên quá đỗi hoàn hảo, nơi đây cách chợ nổi Cái Bè không xa về hướng Bắc đường ven sông Tiền, miệt vườn Cái Bè của huyện Cái Bè là nơi mà du khách nên đến một lần khi đi chợ nổi Cái Bè.
Vốn dĩ nói như vậy là vì đây là vựa trái cây lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long với hàng trăm vườn trái cây ăn quả nổi tiếng gồm nhiều loại cây ăn trái được trồng trên tổng diện tích hơn 15.000ha như: vú sữa, bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn, chôm chôm, sapoche, quýt, dừa, xoài, mặt cụt, mận sầu riêng, … Chỉ với mức giá vô cùng rẻ, bằng những điều này mà khi đến đây, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn, thưởng thức và tận hưởng không gian xanh thoáng mát trong mỗi nhà vườn
Thông tin tham quan Miệt vườn Cái Bè
Địa chỉ: Miệt vườn Cái Bè – thị trấn Cái Bè – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang
10. Khu du lịch biển Tân Thành
Khu du lịch biển Tân Thành là một trong những điểm đến vào hai ngày cuối tuần mà thu hút các bạn trẻ cùng gia đình ở Tiền Giang thường tìm đến để vui chơi. Một điểm đến không có những bờ cát trắng trải dài, con sóng xanh vỗ bờ hay những rạn san hô đa sắc màu. Tuy nhiên, biển Tân Thành lại làm nhiều người hài lòng về các sản vật của biển như cá, tôm, cua, ghẹ, ốc, … về độ tươi sống và mức giá rất hợp túi tiền. Đặc biệt hơn cả, đây là nơi lí tưởng để những đôi chim cu hoặc những người đang muốn có một bộ ảnh sống ảo tuyệt đẹp, chụp cảnh sông nước, cầu…
Gửi bạn thông tin tham quan khu du lịch biển Tân Thành
+Địa chỉ: Khu du lịch biển Tân Thành – ấp Cầu Muống – xã Tân Thành – huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang.
+Thời gian: 7h00 – 20h00.
+Giá vé vào cổng: 10.000 vnđ/ người.
11. Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm trên quốc lộ 1A là trục giao thông chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP HCM 123 km về phía Tây Nam. Dù bị vượt mặt bởi nhiều công trình khác ra đời sau, cây cầu này vẫn luôn được nhắc đến như một biểu tượng kinh tế – văn hóa của tỉnh Tiền Giang.
12. Biển Tân Thành
Địa chỉ: Gò Công Đông, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km về hướng Đông, theo quốc lộ 50
“Gọi là biển nhưng không phải để tắm, gọi là cát nhưng không phải gam màu óng vàng đặc trưng.”
Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tiền Giang bởi vẻ đẹp quá hoàn hảo nhưng có phần kì lạ.
Để nói về biển Tân Thành thì nơi đây thuộc loại biển cát đen hiếm có của Việt Nam. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ thích thú cảm nhận được sự êm ái của cát đen chảy tràn dưới chân, phóng tầm mắt ra xa thả hồn theo không gian biển lớn ngút ngàn.Biển Tân Thành thuộc loại biển cát đen hiếm có của Việt Nam. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ thích thú cảm nhận được sự êm ái của cát đen chảy tràn dưới chân, phóng tầm mắt ra xa thả hồn theo không gian biển lớn ngút ngàn.
13. Vườn cây trái Vĩnh Kim
Nhắc đến địa danh Vĩnh Kim (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là tất yếu phải nhắc đến vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim với những trái căng, vỏ mọng, vị ngọt ngào thơm ngon. Ngoài thương hiệu vú sữa nổi tiếng này, đến Vĩnh Kim bạn cũng có cơ hội thưởng thức những loại trái cây độc đáo khác trong vùng đất này.
Trên đây là tất cả những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tiền Giang bạn có thể tham khảo khi đi tham quan tại đây. Tiền Giang ngày càng được nhiều du khách ghé thăm và khi ra về đều có những cảm xúc riêng biệt. Nếu bạn muốn trải nghiệm đáng nhớ thì hãy đến đây nhé.